Có nhiểu loại thiết bị có thể được dùng để đọc mã lỗi OBDII. Bạn hoàn toàn có thể sở hữu một thiết bị như vậy với mức giá từ vài trăm ngàn cho đến hàng chục triệu đồng.
Không khó để tìm thấy chúng, chỉ cần gõ cụm từ “máy quét mã OBD2” hoặc “máy chuẩn đoán lỗi OBD2” là bạn đã có hàng trăm kết quả tương xứng với các website bán phụ kiện ô tô này.
Về cơ bản các lệnh mã và giao thức của các loại máy này khá giống nhau. chúng khác nhau bởi một số mã lỗi cơ bản theo từng nhà sản xuất. Tuy nhiên cũng có những mã lỗi chung được hiệp hội ô tô quy định trên toàn thế giới.
Nhưng không phải bất cứ loại máy hoặc đầu đọc mã lỗi cũng có thể kiểm tra và phân loại, xoa được hết các lỗi đó. Chính vì vậy nên thiết bị thường khác nhau và giá thành cũng không giống nhau.
Cơ bản về các loại máy quét mà lỗi OBDII
Nói là máy quét mã lỗi, nhưng thực tế phải nhìn nhận vào công dụng chính của các mẫu máy này để phân loại. Theo chúng tôi có hai loại thiết bị cơ bản.
Đầu đọc mã.
Đây thực chất là các thiết bị đọc mã lỗi cơ bản, chúng chỉ có thể quét và nhận dạng các lỗi phổ thông, một số thiết bị có thể xóa được các loại lỗi cơ bản.
Nhưng chúng không được cung cấp đầy đủ mọi mã lỗi cho tất cả các dòng xe, và thường không thể cập nhật thêm các mã lỗi cũng như tính năng chuẩn đoán.
Có giá khá rẻ, chỉ vài trăm ngàn là đã có thể sở hữu được thiết bị này. Điển hình như một số thiết bị đọc mã lỗi EML327.
Máy quét chuẩn đoán và xóa lỗi.
Đây là các máy quét và chuẩn mã lỗi OBDII. Không giống như đầu đọc mã lỗi chúng cao cấp hơn, có chức năng và hệ điều hành phức tạp hơn.
Trên các loại máy này các nhà sản xuất nhập hàng triệu các thông tin,mã lỗi liên quan tới hàng chục hãng sản xuất xe hơi. Luôn đươc cập nhật làm mới khi một công nghệ xe hơi được phát triển.
Và tất nhiên, chúng khá đắt. Giá thường từ vài chục thậm chí cả trăm triệu đồng mỗi thiết bị.
Sơ lược cách thức máy quét OBDII hoạt động.
Tất cả đầu đọc mã hoặc máy chuẩn đoán lỗi OBDII đều hoạt động tốt với các dòng xe sản xuất sau năm 1996. Bạn có thể tìm thấy phần lớn các cổng OBDII trên xe nằm phía dưới vô – lăng bên trái.
Để có thể kết nối giữa máy quét và xe hơi, thường sẽ có một sợi cáp nối một đầu được gắn vào máy quét (hoặc máy tính), đối với các loại đầu đọc mã dây tín hiệu thường được gắn với máy sẵn. Công việc còn lại bạn chỉ cần cắm đầu còn lại vào cổng OBDII trên xe của mình.
Sau khi truy cập vào hệ thống máy tính của xe, máy quét sẽ quét tất cả những mã lỗi đã được ECU lưu trữ khi tiếp nhận thông tin từ các đầu cảm biến.
Từ đó, máy sẽ hiển thị các mã lỗi ra cho người dùng. Từ các mã đó có thể hiểu được “bệnh” của xe theo từng loại xe, đời xe…
Tin liên quan
Phụ kiện cho Vf3 và báo giá gói độ Vf3 cho khách hàng, trả góp 0% trong 6 tháng
Gói phụ kiện cho Vf3 có thể kể tên như: đèn pha led, cốp để...
Hướng dẫn thay đèn led cho VF3/ VF5
Dưới đây là nội dung hướng dẫn người sử dụng thay đèn led cho VF3...
MG G50 chuẩn bị ra mắt liệu có soán ngôi Xpander, innova?
Ra mắt đầu tiên vào tháng 6/2024 tại Philippines, MG G50 dự kiến sẽ đến...
2024 rổi có nên mua xe MG không? Câu trả lời tùy thuộc vào người dùng
Dòng xe Mg hiện đang là tâm điểm thu hút rất nhiều sự quan tâm...
Độ bi led gầm 3 màu hay chỉ một màu và nên chọn màu nào…
Giữa bi led gầm 3 màu và bi led gầm 1 màu có những đặc...
Người dùng đánh giá thực tế Toyota Yaris Cross 2024 sau 5 tháng sử dụng
Toyota Yaris Cross 2024 có hai phiên bản bao gồm Yaris Cross S bản chạy...