Hầu hết các loại xe đều được trang bị hai hộp cầu chì. Một cái nằm trong khoang động cơ và được sử dụng để bảo vệ các bộ phận của động cơ như hệ thống làm mát, bơm chống bó cứng phanh và bộ điều khiển động cơ (BCM)… Hộp còn lại thường được tìm thấy ở khu vực phía trong khoang lái hoặc phía trái dưới vô lăng để bảo vệ các thiết bị điện bên trong.
Để có thể tìm thấy hai vị trí hộp cầu chì này chúng ta mở nắp Capo xe lên và nhìn vào góc bên phải trên cùng của khoang máy sẽ thấy hộp cầu chì thứ nhất.
Với hộp cầu chì thứ hai chúng ta sẽ tìm thấy nó tại vị trí gần chân côn xe, hầu hết các dòng xe của các hãng đều thiết kế hộp cầu chì nằm tại vị trí này. Anh chị có thể tìm thấy nó bằng cách nhìn xuống phía dưới bên trái Vô lăng, nếu thấy một nắp chắn có móc kéo thì đó chính là vị trí hộp cầu chỉ thứ hai.
Để mở hộp cầu chì trong xe, các bác chú ý tới hõm khóa, đưa tay vào đó giật hõm này ra là nắp hộp cầu chì sẽ được lấy ra, phía trong sẽ là bảng mạch cầu chì.
Hộp cầu chì ô tô là nơi chứa nhiều loại cầu chì và rơ le nhằm tránh việc nguồn cấp điện cho các thiết bị và bộ phận không bị quá tải dẫn tới tình trạng chập cháy. Nói ngắn gọn, sợi chì sẽ đứt nếu nguồn điện sảy ra hiện tượng quá tải ngưng cấp nguồn về một thiết bị điện tử nào đó đang bị quá tải.
Liên quan: Review thực tế bộ Mic hát Karaoke trên xe ô tô, có đáng đồng tiền bát gạo hay không.
Cầu chì là các chân cắm bên trong, chúng rất đa dạng về hình dáng cũng như sức chịu tải của cường độ dòng điện, bạn sẽ thường thấy chúng có hai chân cắm và kí hiệu phía trên có ghi chú 5A (a là Ampe), 10A, 15A, 20A, 30A, 40A.
Nếu sảy ra hiện tượng quá mạch, cầu chì sẽ đứt ngắt kết nối thiết bị khỏi nguồn điện. Nếu bỗng nhiên bạn thấy một trong số các thiết bị trong xe của mình không hoạt động, trước tiên hãy kiểm tra hộp cầu chì và xem có chân cầu chì nào bị đứt hay không.
Mẹo: Hộp cầu chì bên ngoài (nằm trong khoang máy) sẽ thường quản lý các thiết bị như đèn pha ô tô, hệ thống cảm biến bên ngoài xe, đèn gầm, gạt mưa… Hộp cầu chì bên trong bảo vệ các thiết bị trong xe như: đầu DVD, nhớ ghế, hệ thống điện bên trong…
Ý nghĩa và các thông số quan trọng trên hộp cầu chì ô tô.
Mỗi một hãng xe thường thiết kế bản mạch và chân cầu chì khác nhau, thậm chí kí hiệu cũng được viết tắt không giống nhau. Tuy nhiên đa phần sẽ có hướng dẫn kèm theo dành cho các kỹ sư sửa chữa.
Một cách loại trừ “học lỏm” được từ các Gara sửa chữa các bác có thể học lỏm như sau (sử dụng biện pháp loại trừ). Khi có một thiết bị bỗng dưng không hoạt động, người thợ sẽ phán đoán cầu chì nó nằm trên hộp cầu chì nào. Sau đó tiến hành rút từng con cầu chì nghi vấn ra, nếu đoạn mạch bị đứt có thể thay thế bằng một chân cầu chì mới.
Thông thường khi mở nắp hộp cầu chì ô tô và nhìn phía sau các bác sẽ thấy nhà sản xuất đã in các vị trí chuẩn trên từng cầu chì cho các thiết bị riêng biệt. Bằng cách cảm quan và đối chiếu chính xác các vị trí đó các bác có thể tìm ra được vị trí của từng con chì cho các thiết bị khác nhau.
Ví dụ với ảnh trên, trong lúc đang di chuyển bỗng dưng nhận thấy đèn bên trái của chiếc xe không sáng, dừng lại và kiểm tra chúng ta thấy vị trí cầu chì của đèn nằm tại vị trí 33 có kí hiệu HI BEAM LT (15A) Hi beam là đèn chiếu xa, LT là Left – bên trái, 15A là cầu chì a5 Ampe.
Liên quan: Owleye A360/ S2 mẫu đèn led ô tô chuyên dụng cho xe có bi cầu.
Tiến hành đối chiếu bản vẽ so với mạch cầu chì chúng ta có thể tiến hành rút con chì đó ra, nếu nó đã bị đứt có thể thay thế bằng chì mới, đèn cốt bên trái nếu không hỏng sẽ sáng lại.
Thường thì các kí hiệu sẽ là cụm từ viết tắt cho tên gọi tiếng anh chuyên ngành của từng bộ phận và chi tiết có trong xe, mỗi hãng cũng có thể kí hiệu và gọi tên khác nhau cho công nghệ xe của mình. Các bác nên tìm hiểu thêm nếu có quyển Manual (hướng dẫn sử dụng của xe), hoặc cũng có thể truy cập vào trang này, đây là trang tổng hợp khá nhiều thông số về hộp cầu chì ô tô với các hãng xe khác nhau.
Một số kí hiệu trong hộp cầu chì ô tô thường gặp các bác nên biết.
Ký hiệu cầu chì trên xe ô tô | Ý nghĩa |
HEATER | Sưởi – Ở đây là quạt gió |
HORN | Kèn |
D/lock | Door lock (khóa cửa) |
P/Window | Cửa kính điện |
FOG LAMP | Đèn sương mù |
TAIL (INT) | Đèn hậu (bên trong) |
TAIL (EXT) | Đèn hậu (bên ngoài) |
STOP | Đèn thắng |
A/CON | Điều hòa |
Hazard | Đèn khẩn cấp |
Meter | Đèn đồng hồ táp-lô |
Engine | Cầu chì qua hệ thống điện điều khiển động cơ |
Turn | Mấy đèn xi-nhan |
Fog Lamp | Đèn sương mù |
Wiper | Gạt nướ |
F/FLTER | Bộ lọc xăng/Bơm xăng chăng |
SUB Start | Qua relay đề |
Cigar | Qua đầu đốt thuốc hút |
Head (Low) và Head (High | Đèn trước cos và pha |
Hemory | Bộ nhớ |
HEAD (LOW) | Đèn pha – chiếu gần |
HEAD (HIGHT) | Đèn pha – chiếu xa |
CIGAR | Ổ điện mồi thuốc |
D/LOCK | Khóa cửa điện |
MEMORY | Bộ nhớ |
ENGINE | Cầu chì qua hệ thống điều khiển động cơ |
Fuse Puler | Kẹp rút cầu chì (khi thay) |
Air sus | Hệ thống treo khí |
RR DEF | Sấy kính sau |
RAD | Quạt két nước |
ALT | Máy phát điện |
Fiter | Tụ lọc |
AM2 | Nguồn cấp cho khóa |
Towing | Rơ mooc |
P/Windows | Kính của các cửa |
SPARE | Dự phòng |
H−LP RL | Right−Low đèn cốt bên phải |
H−LP L | Left−Low đèn cốt bên trái |
H−LP RH | Right−High đèn pha phải |
H−LP LH | Left−High đèn pha trái |
7.5A Dome | direct circuit connection Đèn trần, CD |
7.5A ALT-S | Cầu chì hệ thống sạc của máy phát |
10A ETCS | Electronic throttle control system hệ thống điều khiển bướm ga điện tử |
15A RAD | Radio |
Thay thế cầu chì ô tô khi bị hỏng.
Thường thì phía sau nắp đậy hộp cầu chì sẽ có một chân kẹp/rút cầu chì và một số chân cầu chì dự phòng, trong trường hợp các bác đã xác định được cầu chì nào bị hỏng, hãy sử dụng chân kẹp rút cầu chì đó ra và thay thế bằng cầu chì mới. Thao tác hết sức đơn giản.
Khuyến cáo…
Tham khảo hướng dẫn sử dụng của theo xe để biết vị trí chính xác cũng như kí hiệu cho từng bộ phận mà cầu trì quản lý.
Hướng dẫn sử dụng không chỉ giúp bạn biết vị trí đặt hộp cầu chì, một sơ đồ cũng sẽ chỉ ra cầu chì được chỉ định cho từng thành phần. Sơ đồ này khá hữu ích trong việc xác định cầu chì nào đã nổ.
Đặc biệt khuyến nghị rằng khi thay thế các cầu chì, các bác nên chỉ sử dụng sản phẩm chính hãng có chất lượng tốt và các Ampe bằng nhau. Không thay cầu chì 10 Amp bằng cầu chì 30 Amp.
Sợi chì 10 Amp được thiết kế để đứt ở cường độ dòng điện thấp hơn, trong khi sợi chì 30 Amp sẽ cho phép dòng điện cao hơn đi qua. Sử dụng dòng điện cao hơn để đi qua có thể gây bất lợi cho linh kiện.
Cầu chì về cơ bản là người bảo vệ các bộ phận điện trên xe của bạn. Các rơ le trong bảng cầu chì giúp bảo vệ các thiết bị bằng cách ngăn không cho hiện tượng quá mạch đi vào thiết bị.
Hộp cầu chì chứa các cầu chì và rơ le để tránh hư hỏng do nước, thời tiết và các điều kiện lái xe khác. Hộp cầu chì ô tô có thể bị hỏng do quá nóng vì một số lý do bao gồm các phụ kiện hoặc linh kiện điện sau khi được bổ sung hoặc các kết nối và dây có kích thước không chính xác của nhà sản xuất. Hãy thường xuyên kiểm tra hộp cầu chì ô tô của các bác và giữ chúng sạch sẽ.
Bất cứ khi nào các bác làm việc với hệ thống điện của xe hãy hết sức thận trọng. Xử lý sai hộp cầu chì ô tô có thể gây ra thiệt hại không thể phục hồi các bộ phận trên xe.
Tin liên quan
Phụ kiện cho Vf3 và báo giá gói độ Vf3 cho khách hàng, trả góp 0% trong 6 tháng
Gói phụ kiện cho Vf3 có thể kể tên như: đèn pha led, cốp để...
Hướng dẫn thay đèn led cho VF3/ VF5
Dưới đây là nội dung hướng dẫn người sử dụng thay đèn led cho VF3...
MG G50 chuẩn bị ra mắt liệu có soán ngôi Xpander, innova?
Ra mắt đầu tiên vào tháng 6/2024 tại Philippines, MG G50 dự kiến sẽ đến...
2024 rổi có nên mua xe MG không? Câu trả lời tùy thuộc vào người dùng
Dòng xe Mg hiện đang là tâm điểm thu hút rất nhiều sự quan tâm...
Độ bi led gầm 3 màu hay chỉ một màu và nên chọn màu nào…
Giữa bi led gầm 3 màu và bi led gầm 1 màu có những đặc...
Người dùng đánh giá thực tế Toyota Yaris Cross 2024 sau 5 tháng sử dụng
Toyota Yaris Cross 2024 có hai phiên bản bao gồm Yaris Cross S bản chạy...