Công nghệ nhận dạng biển báo giao thông (TSR) thực chất là gì?

Công nghệ nhận dạng biển báo giao thông (Traffic-Sign Recognition – viết tắt là TSR) là một công nghệ không mới nhưng rất hữu ích khi lái xe. Hệ thống Camera được gắn phía trước sẽ quét nhận dạng toàn bộ những biển báo giao thông trên đường mà nó nhận dạng được, sau đó phát ra thông báo cảnh báo với hình ảnh hoặc âm thanh trên thiết bị hoặc màn hình điều hướng của chiếc ô tô.

cong-nghe-nhan-dang-bien-bao-giao-thong-tsr-thuc-chat-la-gi

Khi các nhà sản xuất ô tô tăng cường những công nghệ mới để giữ an toàn cho người ngồi trong xe thì danh sách các hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến ( ADAS – Advanced driver-assistance system ) tiếp tục được mở rộng. Một trong những cải tiến gần đây hơn trên nhóm công nghệ  ADAS được gọi là nhận dạng biển báo giao thông (TSR). Nhận dạng biển báo giao thông về cơ bản đóng vai trò như một đôi mắt thứ hai cho người lái xe bằng cách nhận dạng biển cảnh báo sau đó tạo ra thông báo cho người lái xe.

TSR hoạt động như thế nào?

Nhận dạng biển báo giao thông là hệ thống công nghệ an toàn giúp nhận biết biển báo giao thông và chuyển tiếp thông tin hiển thị trên biển báo cho người lái xe thông qua cụm đồng hồ, màn hình thông tin giải trí hoặc màn hình hiển thị trên kính lái. Hầu hết các hệ thống TSR đều có thể xác định các biển báo giới hạn tốc độ và một số dữ liệu biển báo khác nếu như được cập nhật trong dữ liệu của công cụ quét.

Mục đích chính của TSR là tăng cường sự tập trung và hỗ trợ cho người lái. Công nghệ này sử dụng các camera tiên tiến hướng về phía trước được đặt ở vị trí cao trên kính chắn gió, thường liền kề với vỏ gương chiếu hậu. Nhằm mục đích “nhìn thấy” biển báo giao thông, các camera sẽ quét hai bên đường với một góc đủ rộng để có thể phát hiện ra bất cứ mẫu biển cảnh báo giới hạn nào mà nó nhìn thấy.

Sau khi camera chụp được một dấu hiệu, phần mềm của hệ thống sẽ xử lý hình ảnh để thiết lập phân loại và ý nghĩa của nó. Sau đó, hệ thống sẽ chuyển tiếp thông tin này đến người lái xe gần như ngay lập tức dưới dạng biểu tượng hoặc hình ảnh minh họa của biển báo. Tuy nhiên, khả năng xác định chính xác biển báo của TSR phụ thuộc vào tốc độ của xe và khoảng cách đến biển báo.

Một số hệ thống TSR cũng hoạt động cùng đồng bộ với hệ thống kiểm soát hành trình tiên tiến (Cruise Control), được thiết lập để duy trì tốc độ trên hoặc dưới các biển báo được quét. Ví dụ: nếu TSR phát hiện giới hạn tốc độ 60km/giờ, nó sẽ cập nhật tốc độ đã đặt hành trình thành 60 km/giờ trừ khi người lái đặt các thông số trên hoặc dưới giới hạn tốc độ được phát hiện.

Ngoài các chức năng liên quan đến kiểm soát hành trình, TSR có thể sử dụng cùng một camera ADAS hướng về phía trước để theo dõi các vạch kẻ làn đường để thông báo cho hệ thống cảnh báo chệch làn đường của xe hoặc hệ thống cảnh báo người lái xe mất tập trung. Vì vậy, thông thường các tính năng này sẽ đi kèm với TSR trong cùng một gói ADAS.

Những điểm hạn chế của công nghệ cảnh báo giao thông hiện đang gặp phải.

Trong một số tính huống TSR cũng không thể phát hiện tốt và cảnh báo đúng tới người lái xe, nó còn tùy thuộc vào một số tình huống như…

  • Tầm nhìn kém do thời tiết xấu (sương mù, tuyết, mưa lớn, v.v.)
  • Đèn pha bị bẩn hoặc điều chỉnh không đúng cách
  • Thời tiết xấu, sương mù hoặc mưa dày đặc
  • Biển bảo giao thông bị cong vênh

Mặc dù công nghệ nhận dạng biển báo giao thông TSR và các công nghệ dựa trên “mắt thần” cộng với hệ thống cảm biến đã và đang ngày một tốt hơn, tuy nhiên vẫn còn một chặng đường dài để các nhà phát triển hoàn thiện công nghệ này. Tất nhiên, chúng ta cũng không thể hoàn toàn dựa vào hệ thống máy móc cảnh một cách chủ quan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *