Khi chọn lựa một bộ loa sub cho ô tô người dùng thường sẽ thấy một số thông số kĩ thuật được hiển thị như: RMS Power, Peak Power, trở kháng… vậy những thông số này có ý nghĩa và tầm quan trọng ra sao? Chúng tôi sẽ giải thích trong nội dung này.
Hầu hết các sản phẩm loa sub ô tô đều được niêm yết các thông số kỹ thuật liên quan nhất khi đưa ra thị trường nhằm giúp người tiêu dùng có thể chọn lựa được sản phẩm phù hợp với hệ thống âm thanh trên chiếc xe, ngoài ra không kém phần quan trọng đó là phải phù hợp với nhu cầu âm thanh của mình.
Việc đưa ra các thông số kỹ thuật quan trọng sẽ giúp chúng ta có thể mua được những chiếc loa trầm có thông số phù hợp với hệ thống được trang bị sẵn trên xe, nếu không từ những thông số đó người dùng cũng có thể trang bị thêm các phụ kiện như bộ khuếch đại hoặc bộ phân tần âm thanh nhằm đồng nhất với bộ loa siêu trầm vừa mua.
Có hai mục tiêu cơ bản đó là: giúp hệ thống loa phát ra âm thanh hay nhất có thể và giúp các thiết bị có thể hoạt động bên bỉ, gắn nối với nhau liền mạch, tạo ra hiệu suất cao nhất.
Vậy chúng ta sẽ phải chú ý tới các thông số nào khi tìm mua loa siêu trầm cho ô tô? Đó là những thông số cơ bản dưới đây…
RMS Power
RMS là cụm từ viết tắt của Root Mean Squared, theo wikipedia nó có nghĩa là “Giá trị hiệu dụng”. Đây là một thuật ngữ chuyên ngành trong kĩ thuật điện. Tuy nhiên trong lĩnh vực âm thanh chúng ta thường gọi nó là công suất thực hay công suất hiệu dụng. Xin lưu ý rằng, mọi thiết bị trong lĩnh vực âm thanh đều có công suất thực.
Có một thực tế rằng khi tìm mua loa trầm cho ô tô người tiêu dùng thường có xu hướng tìm những bộ loa có RMS cao nhất với mong muốn cho ra những âm trầm thật mạnh, âm thanh phát ra càng to càng tốt. Ngay lúc này họ đã mắc phải sai lầm. Việc chọn một bộ loa có công suất thực lớn nhất có thể không mang lại cho bạn một hệ thống âm thanh tốt trên xe hơi đơn giản vì nó cần phải đồng bộ với toàn bộ hệ thống âm thanh của chiếc xe.
Thông số RMS Power chỉ cho bạn thấy mức công suất hoạt động liên tục mà loa có thể xử lý một cách trơn tru mà không gây méo, ù hoặc vỡ âm thanh. Tại mức công suất này chiếc loa có thể hoạt động trong nhiều giờ mà không ra các vấn đề hỏng hóc cho nó và cho các thiết bị bổ trợ khác.
Peak Power
Peak Power hay còn gọi là công suất đỉnh của loa, đây là thống số bạn sẽ thấy sau RMS Power. Công suất đỉnh là thống số cho bạn thấy mức công suất cao nhất mà loa siêu trầm có thể xử lý trong một khoảng thời gian ngắn mà không bị hỏng thiết bị hoặc chất lượng âm thanh. Thiết bị ở đây có thể là bộ khếch đại theo xe hoặc được trang bị thêm.
Thông thường Công suất thực của một bộ loa siêu trầm ô tô thường thấp hơn so với công suất đỉnh, đơn giản vì hiếm khi chúng ta kích thích âm thanh trầm đến mức cực đại nhưng việc để nó hoạt động mượt mà trong ngưỡng công suất thực cho phép sẽ diễn ra nhiều hơn.
Lấy ví dụ đơn giản để giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa công suất thực và công suất đỉnh của loa siêu trầm như sau…
Một chiếc xe có thể đạt tới tốc độ lớn nhất là 220km/h, nhưng trên thực tế chúng ta chỉ thươngd xuyên di chuyển với tốc độ khoảng từ 80km/h đến 120km/h. Đây là khoảng tốc độ giúp chiếc xe hoạt động bền bỉ trong khoảng thời gian dài, nhưng nếu bạn vận hành nó với tốc độ cao nhất là 220km/h nó có thể hỏng hóc bất cứ lúc nào mà không thể đoán trước.
Vậy nên, giữa hai thông số kĩ thuật này khi tìm mua loa sub ô tô, trước tiên hãy quan tâm đến công suất hiệu dụng của chiếc loa, đừng nên nghĩ rằng công suất cao nhất sẽ là tốt nhất. Nếu thông số có ghi RMS Power là 200W và Peak Power là 400W nó có nghĩa rằng chiếc loa có thể hoạt động thoải mái trong thời gian dài ở mức 200W và bùng nổ cực đại ở mức 400W.
Tin liên quan
Chiến lược đỉnh cao của Xiaomi: Từ kẻ tí hon đến gã khổng lồ thế giới
Xiaomi là một tập đoàn công nghệ nổi tiếng của Trung Quốc, đã trở thành...
Camera hành trình Xiaomi và những phiên bản đang bán chạy nhất 2024.
Nhóm sản phẩm camera hành trình Xiaomi lọt top bán chạy có thể kể tên...
Lệnh cấm xe chạy xăng và xe chạy dầu diesel vào năm 2035 tại Anh: những loại xe nào sẽ bị cấm?
Xe chạy bằng xăng và dầu diesel mới sẽ bị cấm bán vào năm 2035...
Phanh tái sinh là gì và nó hoạt động như thế nào?
Phanh tái sinh hay còn có thể gọi là phanh tái tạo năng lượng, là...
Tại sao Toyota lại đang mất dần vị thế ông Hoàng xe hơi tại Việt Nam?
Từng giữ vị trí top 1 trên thị trường xe hơi tại Việt Nam. Doanh...
Độ đèn led cho Winner, giải pháp và chi tiết kỹ thuật
Độ đèn led cho Winner là giải pháp tăng sáng hiệu quả giúp chúng ta...