Hiện tượng đèn ô tô bị hấp hơi nước là một vấn đề phổ biến và thường gặp trong điều kiện thời tiết đặc biệt. Là một sự kiện tự nhiên do sự khác biệt nhiệt độ và độ ẩm, nhưng việc bảo dưỡng đúng cách và các biện pháp phòng ngừa có thể giảm thiểu tác động của nó. Hãy cùng Mắt Cú tìm hiểu qua bài viết dưới đây để lý giải cho hiện tượng này:
Các nguyên nhân chính khiến đèn ô tô bị hấp hơi nước:
Nguyên nhân khiến đèn xe ô tô bị hấp hơi nước có rất nhiều nguyên nhân từ nhiều tác nhân như: môi trường, thời gian sử dụng, do lỗi từ nhà sản xuất,… Tuy nhiên, sẽ có những nguyên nhân chính sau đây:
1.Sự khác biệt nhiệt độ
Khi đèn ô tô được bật, chúng phát ra ánh sáng và nhiệt làm nóng đèn tiếp xúc với bề mặt của đèn thường lạnh hơn không khí xung quanh, đặc biệt là khi ô tô đỗ hoặc trong thời tiết lạnh.Sự khác biệt nhiệt độ giữa bề mặt lạnh và không khí ấm làm cho hơi nước trong không khí ngưng tụ trên bề mặt của đèn.
Điều này sẽ khiến bề mặt kính đèn xe ô tô bị hấp hơi nước do tác động của nhiệt độ.
2.Độ ẩm
Không khí xung quanh chúng ta luôn chứa hơi nước độ duy trì độ ẩm cho hệ sinh thái. Khi không khí xung quanh đèn ô tô độ ẩm cao (thường trong thời tiết mưa hoặc sương mù), hơi nước trong không khí có thể ngưng tụ trên bề mặt đèn.
3.Hiệu ứng làm lạnh
Khi ô tô di chuyển, không khí lưu thông qua đèn lúc này sẽ khiến giảm nhiệt độ làm lạnh chúng. Hiệu ứng làm lạnh này khiến hơi nước trên bề mặt đèn ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ đọng lại trên bề mặt kính đèn xe ô tô gây nên hiện tượng bị hấp hơi nước.
4.Hiện tượng sương mù
Những giọt nước ngưng tụ tạo ra hiện tượng sương mù trên bề mặt đèn. Sương mù này làm giảm độ sáng và rõ nét của đèn, ảnh hưởng đến tầm nhìn. Đặc biệt khi di chuyển vào điều kiện thời tiết khắc nghiệt khiến mất tầm nhìn của người lái xe gây nên những rủi ro về giao thông.
5.Tác động vật lý hoặc va chạm
Mặc dù không va trực tiếp vào đèn, nhưng va chạm hoặc tác động vật lý ở phần đầu xe có thể làm cho chóa đèn bị hở và hơi nước có cơ hội vào bên trong đèn. Đặc biệt cần chú ý trong thời tiết mưa, vì rất dễ làm đèn bị hấp hơi nước.
6. Lỗi Của Nhà Sản Xuất Hoặc Tháo Lắp Đèn Không Đúng Kỹ Thuật:
-Đèn mới 100% cũng có thể bị hấp hơi nước do lỗi từ nhà máy sản xuất. Mặc dù đây là tỷ lệ rất thấp nhưng vẫn có những trường hợp này xảy ra.
-Tháo lắp đèn trong môi trường có độ ẩm cao không khí luồn vào không thể kiểm soát cũng gây hiện tượng này.
-Đèn trong quá trình sử lâu ngày do thời gian hao mòn khiến bị biến dạng hoặc cao su lắp không kín tạo ra khe hở tạo điều kiện làm cho hơi nước chui vào bên trong đèn.
Cách xử lý và khắc phục khi đèn xe bị hấp hơi nước
Đèn xe ô tô bị hấp hơi nước không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây khó khăn khi di chuyển trên đường. Đặc biệt khi đi đường vào điều kiện thời tiết sương mù sẽ làm giảm tầm nhìn khiến mất an toàn khi lái xe. Dưới đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục:
- Bóng đèn gặp sự cố trục trặc: Đèn xe sẽ bị mờ và dễ bị hấp nước ngược trở lại vào mặt đèn có thể do việc xe chưa được bảo trì, bảo dưỡng đúng thời gian định kỳ. Đèn sử dụng lâu không thay mới sẽ mất khả năng kháng nước và dễ gãy do di chuyển thường xuyên trong thời tiết nắng mưa. Bảo dưỡng định kỳ thường xuyên để đảm bảo an toàn.
- Hệ thống dây điện đèn ô tô bị lỗi: Đôi khi đèn xe bị hấp hơi nước ngay sau khi mua xe mới. Nguyên nhân có thể là lỗi từ nhà sản xuất trong quá trình lắp ráp thiết bị cho ô tô. Kiểm tra tại hãng hoặc garage để xác định chính xác.
- Đèn bị ố vàng: Ố vàng trên đèn xe thường xảy ra nếu bạn không vệ sinh cho xe. Bụi bám lâu ngày gây cản trở luồng ánh sáng, làm đèn bị mờ.
- Đèn bị trầy xước: Vết xước nghiêm trọng trên đèn làm cho bề mặt không còn trong suốt, khiến đèn không hoạt động đúng như ý muốn.
Cách xử lý triệt để:
- Tháo cụm đèn pha theo hướng dẫn sử dụng xe hoặc khách hàng có thể mang xe ra các gara hoặc nội thất ô tô gần nhất để đảm bảo các kỹ thuật viên có kỹ thuật tháo lắp và xử lý tính trạng hấp hơi nước ngay.
- Lau sạch hơi ẩm trên ống kính đèn bằng khăn microfiber. Tránh dùng giấy hoặc các khăn thô ráp lau mặt đèn sẽ làm bám bụi còn sót lại của giấy hoặc làm xước hỏng mặt đèn.
- Sử dụng gel silic đioxit (thường có trong gói hút ẩm) để xử lý hơi nước. Đặt gel vào bên trong đèn, tránh tiếp xúc với bóng đèn.
- Kiểm tra và lắp đặt lại đèn pha vào vị trí ban đầu sau khi xử lý xong hiện tượng hấp hơi nước.
Bài viết trên là tất cả những thông tin mà Mắt Cú muốn chia sẽ đến quý anh/chị mong muốn giúp anh/chị có thể tham khảo để bắt bệnh được cho chiếc xe hơi của mình.
Tin liên quan
Mua bóng đèn 9005 nhưng nhầm chân H11 có lắp đặt được không?
Anh có mua bóng đèn led trên tiktok được tư vấn là chân 9005, nhưng...
Mắt Cú cho hỏi: Camera hành trình ô tô nên cắm tẩu hay lấy nguồn từ hộp cầu chì?
Việc lắp Camera hành trình cắm tẩu sạc hay lấy nguồn điện từ các vị...
Các ông lớn có giật mình khi MG ra mắt dòng xe bán tải MG U9 với mức giá rẻ?
Tại Triển lãm ô tô Melbourne được tổ chức tại Úc gần đây, mẫu xe...
Mercedes vừa tung ra mẫu xe đạp điện AMG F1 với giá bán khoảng 142 triệu đồng
Mercedes AMG F1 được phát triển bởi thương hiệu xe đạp điện N+ và Mercedes...
Định vị xe ô tô không dây – Giải pháp tiện lợi, không cần lắp đặt
Thiết bị định vị xe ô tô không dây mang đến sự tiện lợi vượt...
Nghiệp chướng chưa chết, Karma Automotive tiết lộ các mẫu xe điện thể thao sẽ ra mắt năm 2025-2026
Karma Automotive, nhà sản xuất ô tô siêu sang tiên phong của California, đã trình...