7 loại chân bóng đèn ô tô phổ biến nhất tại Việt Nam bạn cần biết.

Mỗi mẫu xe khác nhau với các năm xuất xưởng khác nhau sẽ được nhà sản xuất trang bị các mẫu bóng đèn pha hoặc cốt khác nhau. Để có thể thay thế được bóng đèn ô tô người dùng cần phải mua đúng chuẩn chân bóng đèn ô tô mà chiếc xe của mình đang sử dụng.

7-loai-chan-bong-den-o-to-pho-bien-nhat-tai-viet-nam

Nếu mua sai mẫu chân bóng đèn, bạn sẽ không thể lắp được do chúng không tương thích với nhau về chân giắc cắm nguồn điện và chân đế giữ đèn.

Do vậy nếu như bạn bị cháy một bóng đèn hoặc đang có ý định nâng cấp hệ thống chiếu sáng từ đèn Halogen sang đèn led điều quan trọng nhất là phải biết được mã chân đèn mà chiếc xe đang sử dụng.

Dưới đây là top các mẫu chân bóng đèn ô tô phổ biến thường được trang bị trên các mẫu xe tại Việt Nam và chức năng chính của nó.

Có thể bạn quan tâm.

NỘI DUNG CHÍNH

Bóng đèn chân H1.

Bóng đèn H1 được thiết kế cho ánh sáng chùm cao hay còn gọi là đèn pha – High Beam và thường đi kèm với một bóng đèn chiếu gần là bóng H7. Có thể thấy bóng đèn H1 xuất hiện trên một số mẫu xe như Kia Cerato 2008/2010, Kia K3, Ford Ecospost.

Bóng đèn chân H3.

Bóng đèn H1 và bóng đèn H3 đều là một loại bóng sử dụng cho chức năng đèn pha . Cả hai đều được chấp thuận để sử dụng chung ở Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tuy nhiên hiện nay chân đèn H3 thường ít xuất hiện, nó thương thấy trên các mẫu xe đời cũ ví dụ như trên chiếc Daewoo đời tống.

Bóng đèn H4 (9003/HB2)

Phổ biến nhất trên thị trường, với chức năng pha chốt chung trên một bóng. Nếu xe sử dụng chân đèn H4 bạn chỉ cần lắp một bộ đèn là có cả chức năng pha cốt, rất tiết kiệm chi phí thay thế.

Bóng đèn H7.

Được sử dụng cho chức năng chiếu gần, tuy nhiên một số hãng cũng thiết kế cho chân đèn này với chức năng chiếu xa như mẫu xe Kia Cerato trong các phiên bản từ 2015 đến 2018.

Bóng đèn H11.

Bóng đèn H11 được thiết kế cho chức năng đèn cốt phù hợp với cả chóa phả xạ và bi cầu.
Có một bí mật mà ít người biết, bóng đèn H8, H9, H11 và H16 JP có thể sử dụng chung với nhau. Chúng đồng nhất về thiết kế, tuy nhiên điểm khác biệt nằm ở công suất chiếu sáng.

7-loai-chan-bong-den-o-to-pho-bien-nhat-tai-viet-nam

Do bóng H11 được thiết kế cho chức năng chiếu sáng đèn pha nên có công suất cao hơn và tất nhiên công suất cao sẽ sáng hơn, với các mã đèn H8, H9 hay như H16 JP lại được thiết kế cho đèn sương mù (hay còn gọi là đèn gầm) nên có công suất thấp hơn.

Chân đèn H11 được sử dụng khá nhiều trên các dòng xe khác nhau điển hình như: Vios, Mazda, Fortuner…

Bóng đèn 9005 hay còn gọi là HB3.

Là mẫu bóng đèn được thiết kế cho chức năng pha và ngày nay nó có thể được lắp đặt trên cả các mẫu đèn chóa phản xạ thông thường và bi cầu.

Trên các xe đời mới hiện nay như Kia Seltos giờ đây hãng sản xuất còn thiết kế cụm đèn pha với bi cốt màn trập sử dụng bóng 9005.

Với cụm bi cầu màn trập bạn chỉ cần lắp đặt một bộ hai bóng đèn 9005 là đã có cả chức năng pha cốt, rất tiện dụng và tiết kiệm chi phí thay thế.

Bóng đèn 9006 hay còn gọi là HB4

Là mẫu bóng được thiết kế cho chức năng chiếu gần và hiện nay được trang bị rất ít trên xe ô tô. Chúng ta chỉ thường thấy nó trong các mẫu xe trước năm 2011. Ví dụ trên chiếc toyota corolla 2010.

Có một đặc điểm khá đặc biệt bạn cần biết là bóng 9005 và 9006 có thể lắp thay thế cho nhau được. Chúng tương thích với nhau, tuy nhiên bóng 9006 thường được thiết kế cho đèn pha nên công suất có thể thấp hơn.

Tuy nhiên đó là thiết kế của bóng Halogen, còn bóng đèn led thì hầu hết đều thiết kế cùng mức công suất với nhau. Nếu chẳng may bạn mua bóng đèn led về thay thế mà mua nhầm giữa hai mẫu bóng này thì bạn vẫn hoàn toàn có thể lắp đặt được trên chiếc xe của mình.

Bóng đèn 9012

Hay còn gọi là bóng Hir2, đây là mẫu bóng lai và thường chỉ lắp đặt cho các xe có bi cầu màn trập. Đặc biệt hơn nữa là chúng chỉ thấy xuất hiện trên các mẫu xe của Toyota như Vios bản G đời từ 2014 đến 2018 hoặc Fortuner, Yaris.

Bóng đèn H15.

Thường được đội ngũ thợ gọi là bóng hai tim. Chức năng của nó khá giống với bóng H4 tức là một bóng đèn đảm nhiệm hai chức năng, tuy nhiên với bóng đèn chân H15 sẽ có hai chức năng bao gồm: chiếu xa và đèn ban ngày.
Bóng đèn chân H15 thường được thấy trên các mẫu xe như Mazda 3 hoặc Ford Ranger Wildtrak 2016…

Trên đây là các loại chân bóng đèn ô tô thông dụng nhất trên các dòng xe ô tô tại Việt Nam, ngoài ra còn hàng tá các loại chân đèn khác có thể bạn chưa nghe đến bao giờ như bóng đèn 9004, 9007, H13 (9008), H16EU…
Nếu đang có ý định thay thế bóng đèn halogen sang bóng led thì điều quan trọng nhất là phải biết chân đèn xe mình đang sử dụng để có thể mua đúng chuẩn chân đèn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *