9 nguyên nhân khiến chiếc xe của bạn báo quá nhiệt động cơ và cách khắc phục

Bạn đang lái xe nhưng bỗng thấy cảnh báo quá nhiệt động cơ, bạn lo lắng dừng xe nhanh nhất có thể. Tình huống này không hề hiếm gặp nếu bạn không chú ý theo dõi và bảo trì chiếc xe một cách thường xuyên. Dưới đây là các nguyên nhân khiến động cơ ô tô bị quá nhiệt và cách khắc phục vấn đề.

9-nguyen-nhan-khien-chiec-xe-cua-ban-bao-qua-nhiet-dong-co-va-cach-khac-phuc

Bạn không thể lái xe nếu động cơ không hoạt động. Có khá nhiều các tình huống khiến động cơ của xe sảy ra lỗi hỏng như quá nóng, va đập, ắc quy bị lỗi … Điều quan trọng là phải giải quyết những vấn đề nhỏ này kịp thời để tránh những vấn đề lớn hơn có thể sảy ra khiến quá trình sửa chữa tốn kém và để giữ cho chiếc xe của bạn hoạt động trơn tru.

Để xử lý hiệu quả các sự cố về động cơ ô tô, trước tiên bạn phải tìm hiểu cách chúng hoạt động và những lỗi thường gặp nhất có thể sảy ra trong quá trình vận hành chiếc xe của mình. Khi đã hiểu về nguyên lý hoạt động cơ bản bạn sẽ dễ dàng phán đoán các tình huống hỏng hóc thông qua những triệu trứng của động cơ và sẽ có được giải pháp khắc phục sự cố.

NỘI DUNG CHÍNH

Động cơ ô tô quá nhiệt (hay quá nóng).

Khi động cơ quá nhiệt bạn sẽ nhận được một cảnh báo trên bảng taplo của chiếc xe. Đã lái xe là bạn phải biết đồng hồ nhiệt động cơ (hoặc vị trí báo nhiệt động cơ) nằm ở đâu. Khi nhận thấy đồng hồ chuyển sang vạch đỏ tiếp cận hết chữ “H” đồng nghĩa với việc máy xe đang hoạt động trong tình trạng máy quá nóng.

Các nguyên nhân chính khiến động cơ quá nhiệt có thể kể đến như sau…

1. Cạn nước làm mát động cơ.

Đây là một nguyên nhân phổ biến nhất, đặc biệt là với những người phụ nữa lái xe. Nhưng cũng không loại trừ cánh mày râu bởi trong một số trường hợp người lái xe không có nhiều am hiểu về kỹ thuật xe hoặc lãng quên không chú ý kiểm tra nước làm mát động cơ thường xuyên.

9-nguyen-nhan-khien-chiec-xe-cua-ban-bao-qua-nhiet-dong-co-va-cach-khac-phuc

Nếu thiếu nước làm mát động cơ, khả năng luôn hồi nước làm mát thấp sẽ dần đến việc lượng nước lưu thông không đủ khiến máy càng chạy càng nhiều nhiệt, đặc biệt là khi lái xe đường dài. Dó đó nếu khi mua lại một chiếc xe thì hãy kiểm tra lượng nước làm mát ngay khi có thể, thường xuyên kiểm tra định kì nước làm mát cho chiếc xe của bạn.

2. Lỗi cảm biến nhiệt động cơ.

Cảm biến nhiệt động cơ (ECT hoặc ETCS) có chức năng quan trọng là xác định mức nhiệt độ nước làm mát cho động cơ. Nếu Module cảm biến nhiệt độ bị lỗi hỏng nó sẽ không xác định được chính xác mức nhiệt độ của hệ thống nước làm mát động cơ và không thể điều khiển đóng mở quạt tản nhiệt khiến động cơ mỗi lúc sản sinh thêm nhiệt độ.

3. Lỗi/ hỏng quạt tản nhiệt két nước làm mát.

Phía trước lốc máy luôn có một bộ phận gọi là quạt, quat này có hai nhiệm vụ đó là thổi không khí đi qua dàn tản nhiệt phía trước và còn có tác dụng làm mát cho dàn lạnh của hệ thống điều hòa trên xe. Quạt sẽ được khởi động sau khi nhiệt độ đạt đến ngưỡng quy định để thổi không khí qua dàn tản nhiệt.

9-nguyen-nhan-khien-chiec-xe-cua-ban-bao-qua-nhiet-dong-co-va-cach-khac-phuc

Thông thường khi nhiệt độ nước làm mát đạt ngưỡng từ 93 – 99 độ quạt sẽ khởi động để bắt đầu thổi không khí qua dàn mát giúp hạ nhiệt nước làm mát chạy qua động cơ. Sau khi cảm biến động cơ đo lường quạt sẽ ngắt tạm thời. Nếu cảm biến nhiệt động cơ lỗi hỏng nó cũng sẽ không khởi động hệ thống quạt, và trong trường hợp này nếu quạt bị kẹt, lỗi hỏng thì hệ thống nước làm mát tuần hoàn qua dàn tản nhiệt cũng không được làm mát trở lại.

Khi khởi động xe, hãy lắng nghe. Thông thường sau khi nổ máy hệ thống quạt làm mát động cơ cũng sẽ được khởi động ngay sau một thời gian ngắn. Hãy lắng nghe tiếng trong khoang động cơ xe, nếu như không thấy đóng quạt hãy mở nắp Capo kiểm tra trước khi di chuyển.

4. Dầu động cơ ở mức thấp.

Dầu nhớt động cơ không được thay thế định kì hay đang ở dưới định mức cũng là nguyên nhân gây nóng máy, không những giúp hệ thống các chi tiết bên trong động cơ hoạt động trơn tru bền bỉ, dầu nhớt còn đóng vai trò như một nguồn dẫn và tản nhiệt. Thường xuyên bảo trì và kiểm tra dầu động cơ máy cho chiếc xe của mình.

5. Tắc ống dẫn nước làm mát.

Ống dẫn nước làm mát sử dụng lâu ngày cũng có nguy cơ tắc, đặc biệt là đối với những chiếc xe không sử dụng đúng loại nước làm mát máy đúng quy chuẩn, lâu ngày sinh ra nhiều cặn bám vào thành ống. Tăng tỉ lệ tắc đường nước chạy tuần hoàn từ ống vào két nước làm mát.

6. Dây đai Curoa kéo bị giãn, lỏng.

Đây đai Curoa (Serpentine Belt) là một đai cao su dài, uốn lượn vòng quanh các bộ phận của động cơ. Nó thường được làm bằng cao su gia cố chất lượng cao và có nhiều rãnh hình chữ V chạy dọc theo chiều dài đai. Đây đai Curoa cung cấp năng lượng cơ học cho các phụ kiện quan trọng của động cơ như máy phát điện xoay chiều, bơm trợ lực lái, máy nén điều hòa không khí và cả hệ thống bơm nước làm mát động cơ.

9-nguyen-nhan-khien-chiec-xe-cua-ban-bao-qua-nhiet-dong-co-va-cach-khac-phuc

Nếu dây đai lỏng gây mất lực ma sát vào các trục thì có thể trục điều khiển hệ thống bơm nước làm mát động cơ ô tô không hoạt động.

7. Tắc, hỏng van hàng nhiệt.

Van hằng nhiệt có vai trò quan trọng trong hệ thống làm mát trên ô tô. Nhiệm vụ chính của bộ phận này là điều hòa nhiệt độ và kiểm soát sự quá nhiệt của động cơ. Trong đó, lò xo trong van hằng nhiệt có nhiệm vụ điều tiết lượng nước làm mát từ lốc máy vào bộ tản nhiệt, đảm bảo cho động cơ hoạt động hiệu quả. Lúc này, van hằng nhiệt sẽ tự động đóng lại hoặc mở ra. Khi van đóng, quá trình luân chuyển nước làm mát không diễn ra khiến động cơ tăng nhiệt độ. Ngược lại khi van mở, nước làm mát sẽ chảy đến bộ tản nhiệt, từ đó hạ nhiệt động cơ.

8. Nắp đậy két nước làm mát ô tô.

Tuy là một chi tiết nhỏ nhưng nắp đậy két nước làm mát cũng rất quan trọng và cũng có thể là nguyên nhân khiến động cơ ô tô phát sinh nhiều nhiệt quá nóng.

Nắp đậy két nước làm mát ô tô (nắp áp suất) khá quan trọng, nó không chỉ đóng vai trò như một nắp đậy ngăn nước làm mát động cơ trào ra ngoài. Hoạt động của nắp áp suất bộ tản nhiệt ô tô khá dễ hiểu vì chúng làm tăng điểm sôi của chất làm mát. Điều này được thực hiện giống như cách nồi áp suất tăng nhiệt độ sôi của nước. Thiết bị này thực chất là một van xả áp suất được đặt ở mức 15 PSI trên ô tô. Điểm sôi của nước tăng lên khi nước chịu áp lực.

9-nguyen-nhan-khien-chiec-xe-cua-ban-bao-qua-nhiet-dong-co-va-cach-khac-phuc

Chất lỏng trong hệ thống làm mát giãn nở khi nó nóng lên, gây ra áp suất tăng lên. Trong toàn bộ hệ thống làm mát, nắp là nơi duy nhất mà áp suất này có thể thoát ra ngoài. Một lò xo được đặt trên nắp xác định áp suất tối đa trong hệ thống làm mát. Áp suất đẩy van mở khi áp suất trong khoang đạt khoảng 15 PSI. Điều này cho phép chất làm mát nóng thoát ra bể tràn thông qua một ống mềm.

Trong quá trình thoát hơi chất làm mát này, không được phép có không khí trong hệ thống. Ngay khi bộ tản nhiệt nguội đi, một khoảng chân không được tạo ra trong hệ thống để kéo một van lò xo khác, hút hơi nước trở lại hệ thống dàn nước làm mát.

9. Hỏng gioăng quy lát.

Trong một số tình huống chúng ta vận hành chiếc xe với việc nhiệt độ tăng cao trong một thời gian dài, hoặc tuổi thọ chiếc xe đã cao, đai gioăng máy đã lão hóa theo thời gian dẫn tới việc dò rỉ thậm chí thổi cả gioăng quy lát nếu nhiệt độ động cơ quá cao. Lời khuyên là định kì mở nắp Capo lên và kiểm tra xem hệ thống gioăng máy còn tốt không, có bị rò rỉ dàu máy hay không và khắc phục nhanh nhất có thể.

Phải làm gì khi ô tô báo động quá quá nóng, quá nhiệt?

Có những dấu hiệu ban đầu báo động cơ ô tô đang quá nhiệt, ví dụ như đang lái xe bạn nhận thấy có khói tỏa ra từ nắp Capô, hay khói trắng xuất hiện ở ống xả, khi thăm dầu động cơ có màu trắng sữa…  ngay lập tức kiểm tra các vấn đề liên quan đến hệ thống nước làm mát cho ô tô.

Khi đang lái xe bỗng nhận thấy hệ thống cảnh bảo báo hiệu động cơ quá nóng lập tức làm theo các bước sau…

1. Kiểm tra an toàn và tấp xe vào lề đường: đừng cố gắng lái xe thêm, hành động này sẽ dẫn theo những hệ lụy nghiêm trọng như việc bó máy, thổi nắp van hằng nhiệt. Trong tình trạng này bắt buộc bạn phải hạ máy và làm lại động cơ. Vấn đề này không ai mong muốn.

2. Tắt máy xe: sau khi đã tấp vào lề, tắt điẻu hòa và máy xe.

3. Mở nắp capo xe: giúp khoang máy thoáng mát tăng khả năng thoát nhiệt làm hạ nhiệt độ động cơ. Lưu ý việc mở nắp Capo khi gặp tình trạng máy quá nóng khá nguy hiểm, hãy cẩn trọng.

4. Cảnh báo: Không mở nắp két nước làm mát khi động cơ đang rất nóng, hãy chờ một thời gian sau đó mở dần nắp để kiểm tra.

5. Thêm nước làm mát: trong trường hợp nếu gặp sự cố ở vị trí không có gara xung quanh hoặc không gọi được cứu hộ, nếu có sẵn một chai dung dịch ở trên xe, hãy mở nắp két nước và thêm nó vào rồi có thể đợi mát động cơ và di chuyển tiếp đến Gara gần nhất. Không khuyến cáo tiếp tục lái xe trên đoạn đường dài, bạn cần ghé lại một xưởng dịch vụ ngay lập tức nếu biết vị trí hoặc gọi được trợ giúp.

6. Kiểm tra và sửa chữa ngay lập tức: Khó có thể biết được nguyên nhân gốc khiến động cơ quá nhiệt nếu như không qua kiểm tra của người có kinh nghiệm. Ngay khi gặp Gara gần nhất hãy ghé vào kiểm tra và khắc phục, nếu không hãy gọi cứu hộ.

Nhìn chung, việc động cơ quá nóng (quá nhiệt động cơ) không phải là không gặp ngay cả khi như bạn bảo hành, bảo trì chiếc xe thường xuyên. Đây là tình huống sẽ khiến bạn tốn kém nhiều chi phí nếu không khắc phục ngay hoặc không có nhiều kinh nghiệm lái xe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *