Nếu bạn đang có ý định độ đèn led ô tô trước tiên bạn cần phải hiểu được các thông số cơ bản để có thể lựa chọn cho mình một bộ sản phẩm phù hợp. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các thông số cơ bản khi thay đèn LED cho xe hơi.
Vì sao phải thay đèn LED cho xế yêu.
Với công nghệ vượt trội, tiết kiệm điện năng cộng với khả năng chiếu sáng mạnh mẽ giờ đây đèn led ô tô đang là sự lựa chọn hàng đầu cho các bác tài muốn tăng sáng cho xế yêu của mình.
Với những dòng xe phổ thông, đời thấp thông thường các nhà sản xuất chỉ trang bị cho xe hơi bóng đèn Halogen, đây là loại bóng sợi đốt như những chiếc bóng đèn bình thường sử dụng trong gia đình. Độ sáng chỉ đạt khoảng 3200k đến 3500k. Thời gian sử dụng càng nhiều thì màu nhiệt càng giảm, gây tối, mờ khi di chuyển vào ban đêm.
Mặt khác chiếc bóng Halogen tiêu tốn nhiều điện năng hơn rất nhiều so với các loại bóng Lumiled.
Với các loại bóng đèn LED ô tô, khả năng chiếu sáng vượt trội hơn cả. Màu nhiệt có thể đạt từ 5500k tới 6000k (thậm chí có loại bóng đặt riêng có thể đạt màu nhiệt sao hơn). Thông thường sẽ đạt từ 5000-6000k. Đây là nhiệt độ màu của ánh sáng mặt trời vào buổi trưa (sáng trắng).
Mặt khác mức tiêu thụ điện năng của các loại bóng LED lại chỉ bằng 1/2 so với các bóng Halogen. Do đó lựa chọn chiếc bóng LED chính là ưu tiên hàng đầu của các bác tài.
Các thông số cơ bản khi thay đèn LED cho xe hơi.
Khi lựa chọn một mẫu đèn LED cho xe hơi mọi người thường thấy các thông số mô tả sản phẩm như:
Điện áp: 9-16V.
Công suất: 40W
Kelvin: 6000K
Lumen: 4500Lm.
Cấp độ IP: IP67.
Chân cắm: H4..
Chi tiết các thông số trên.
Hai thông số điện áp và công suất hầu hết mọi người đã hiểu.
Kelvin (hay còn gọi là nhiệt độ màu) : Trong hệ thống đo lường quốc tế, Kelvin là một đơn vị đo lường cơ bản cho nhiệt độ. Đây là thang nhiệt biểu thị cho màu của ánh sáng do đèn phát ra. Thấp nhất là 1500k (cho ánh sáng màu đỏ). Ánh sáng trắng giao động trong khoảng 5500 đến 6500K. Từ 6500K trở lên ánh sáng chuyển sang ánh sáng xanh.
Với các bóng Halogen Kelvin đạt khá thấp (thông thường dưới 5000K) do vậy thường anh sáng vấn pha chút vàng, riêng với bóng Lumiled các nhà sản xuất có thể chế tạo ra các màu nhiệt khác nhau.
Thông thường nếu để lắp tăng sáng mọi người hay chọn loại bóng có Kelvin từ 5500- 6500K. Sẽ cho ra ánh sáng trắng.
Lumen (hay còn gọi là Quang Thông): Chính là công suất phát sáng. Để giải thích thuật ngữ này khá dài dòng. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản Lumen chính là số quang thông / công suất (LM/W). Chỉ số này càng cao thì khả năng tiết kiệm năng lượng càng lớn. Nhưng nó cũng có giới hạn của nó. Nếu cao quá bóng sẽ nhanh hỏng, tuổi thọ không được cao.
Thông thường với các loại bóng Lumiled sản xuất cho xe hơi LM thường chỉ để ở mức độ 4500LM.
Cấp độ IP: Cấp độ bảo vệ IP được viết tắt của từ (International Protection Marking) là nhãn bảo vệ Quốc tế, theo tiêu chuẩn IEC 60529. Dùng để phân loại và xếp hạng mức độ bảo vệ của lớp vỏ bảo vệ của sản phẩm.
Cấp độ IP thường có các thông số như: IP65, IP66, IP67.
Ví dụ nếu thấy thông số IP67 có thể hiểu là: Sản phẩm đạt tiêu chuẩn Ip chống bụi hoàn toàn và chống ngấm nước từ 15 đến 1000cm.
Chỉ số IP thông thường có 2 chữ số đi kèm sau:
Số thứ nhất: Bảo vệ khỏi các vật thể.
Số thứ hai: Bảo vệ khỏi các chất lỏng.
Ý Nghĩa từng chữ số
Chữ số thứ nhất:
0: Không bảo vệ
1: Bảo vệ chống lại các vật rắn có kích thước lên đến 50mm
2: Bảo vệ chống lại các vật rắn có kích thước lên đến 12 mm
3: Bảo vệ chống lại các vật rắn có kích thước trên 2,5 mm
4: Bảo vệ chống lại các vật rắn có kích thước trên 1 mm
5: Bảo vệ chống lại các hạt bụi
6: Chống bụi hoàn toàn
Chữ số thứ hai – Bảo vệ khỏi các chất lỏng
0: Không bảo vệ
1: Bảo vệ chống lại các giọt nước rợi thẳng đứng.
2: Bảo vệ chống nước phun trước tiếp với góc lên tới 15 độ
3: Bảo vệ chống nước phun trước tiếp với góc lên tới 60 độ
4: Bảo vệ chống nước phun từ mọi hướng, trong giới hạn cho phép
5: Bào vệ chống lại áp lực nước thấp từ mọi hướng, trong giới hạn cho phép
6: Bảo vệ chống lại áp lực nước cao mọi hướng.<
7: Bảo vệ chống lại việc ngâm trong nước từ 15 cm đến 1m
8: Bảo vệ chống lại việc ngâm trong nước torng thời gian dài dưới áp lực.
Chân đèn: Đây là loại jack chân cắm phù hợp cho đèn xe của bạn. Có các dạng chân cắm như: H1, H3, H4, H7, H8, H11, H15, HB3, HB4, D1S, D1R…
Bạn phải xác định chân cắm thay thế chính xác cho xe của mình để mua được bóng đèn phù hợp, không là sẽ không tương thích và không sử dụng được.
Tìm hiểu thêm về các loại chân cắm ở đây.
Hy vọng qua bài viết quý khách có thể hiểu hơn các thông số cơ bản khi thay đèn LED cho xe hơi. Mọi thông tin về sản phẩm cũng như cần tư vấn kĩ thuật quý khách có thể liên hệ với hotline để biết thêm thông tin.
MẮT CÚ:
Địa chỉ: DM6 – 3, khu TTCN Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0989 345 862
Facbook: https://www.facebook.com/Matcu.vn/
Website: https://matcu.vn/
Tin liên quan
Phụ kiện cho Vf3 và báo giá gói độ Vf3 cho khách hàng, trả góp 0% trong 6 tháng
Gói phụ kiện cho Vf3 có thể kể tên như: đèn pha led, cốp để...
Hướng dẫn thay đèn led cho VF3/ VF5
Dưới đây là nội dung hướng dẫn người sử dụng thay đèn led cho VF3...
MG G50 chuẩn bị ra mắt liệu có soán ngôi Xpander, innova?
Ra mắt đầu tiên vào tháng 6/2024 tại Philippines, MG G50 dự kiến sẽ đến...
2024 rổi có nên mua xe MG không? Câu trả lời tùy thuộc vào người dùng
Dòng xe Mg hiện đang là tâm điểm thu hút rất nhiều sự quan tâm...
Độ bi led gầm 3 màu hay chỉ một màu và nên chọn màu nào…
Giữa bi led gầm 3 màu và bi led gầm 1 màu có những đặc...
Người dùng đánh giá thực tế Toyota Yaris Cross 2024 sau 5 tháng sử dụng
Toyota Yaris Cross 2024 có hai phiên bản bao gồm Yaris Cross S bản chạy...