Khám phá công nghệ đèn pha thích ứng

Hàng loạt các hãng xe đã nghiên cứu và cho ra mắt công nghệ đèn pha thích ứng, đây có thể coi là một trong những tính năng an toàn cho người lái xe đặc biệt là vào ban đêm. Vậy công nghệ này thực chất như thế nào, chúng có thực sự hữu dụng với người dùng…

Kham Pha Cong Nghe Den Pha Thich Ung

Hãy thử tưởng tượng, bạn lái xe vào ban đên trên những đoạn đường đèo quanh co. Bạn cần phải đổ cua trong những khúc cua tay áo. Tại những vị trí này bạn hoàn toàn bị khuất tầm nhìn bởi cụm pha đèn chỉ có thể chiếu sáng thẳng về phía trước, sẽ có những điểm mù mà bạn không thể nhìn thấy được.

Có thể bạn quan tâm: Giải pháp độ đèn led cho Vios G, lắp đặt nguyên bản, tăng sáng đèn pha ô tô hiệu quả.

Lúc này, nếu chiếc xe được trang bị công nghệ đèn pha thích ứng sẽ là một cứu cánh cho bạn, nó cho phép bạn nhìn được cả những góc khuất khi đổ cua, soi rõ mọi đoạn đường mà bạn chuẩn bị đi tới.

NỘI DUNG CHÍNH

Công nghệ đèn pha thích ứng ra đời.

Các cụm đèn pha tiêu chuẩn chỉ có thể giúp bạn quan sát thẳng về phía trước bất kể bạn đang đi thẳng hay quay đầu, chúng không thể bẻ cong luồng ánh sáng. Đó chính là một nhược điểm rất lớn khiến người lái xe luôn bất an.

Công nghệ đèn pha thích ứng hay còn gọi là hệ thống chiếu sáng phía trước thích ứng (Adaptive Frontlighting SystemAFS). Đây là một công nghệ đèn pha mới nhất hiện nay đang được các hãng xe coi như một tiêu chuẩn nâng cấp tính năng an toàn trên các dòng xe của mình.

Với việc được trang bị công nghệ đèn pha thích ứng, chiếc xe sẽ chủ động điều khiển luồng chiếu sáng hỗ trợ người lái trong mọi tình huống trên đường. Mục tiêu lớn nhất của công nghệ này là giúp người lái có thể quan sát tốt hơn tại hướng đang đi tới, đặc biệt là các hướng khuất tầm nhìn.

Một trong những tính năng khác rất hữu ích đó là nó giúp người và phương tiện tham gia giao thông đi ngược chiều sẽ không bị chùm tia sáng chiếu trực tiếp vào. Điều này rất quan trọng nhằm giảm thiểu các vụ tại nạn giữa các phương tiện với nhau.

Đừng nhầm lẫn đèn pha thích ứng với đèn pha góc lái.

Về cơ bản người dùng có thể bị nhầm lẫn hai khái niệm công nghệ này. Cả hai công nghệ này đều liên quan đến một vấn đề đó là hỗ trợ người lái có thể chiếu sáng góc khuất khi lái xe vào cua. Tuy nhiên công nghệ đèn pha thích ứng cao cấp hơn rất nhiều.

Công  nghệ đèn pha góc lái hiện nay được trang bị trên khá nhiều mẫu xe tại Việt Nam, điển hình như mẫu xe Hyundai Accent 2020/2021 đã được nhà sản xuất nâng cấp hệ thống chiếu sáng bằng cách thêm một pha đèn nhỏ hơn nằm bên cạnh cụm đèn pha chính để bổ trợ luồng sáng chiếu tới khi người lái xe đánh lái.

Tiết lộ nho nhỏ, đèn góc lái trên chiếc Hyundai Accent được nhà sản xuất trang bị mẫu bóng đèn Halogen chân H11B. Đây là loại chân bóng đèn không phổ biến, không nhiều nhà cung cấp đèn có sẵn

Một thuật ngữ khác nói tới công nghệ đèn góc lái đó là đèn pha thích ứng theo đường cong hay đèn chiếu sáng khi vào cua. Với công nghệ đèn pha thích ứng các bóng đèn có thể xoay và chiếu ánh sáng theo một góc với tỷ lệ phù hợp thì đèn góc lái lại đứng yên bởi nó là một bóng đèn được định vị cố định.

Công nghệ đèn pha góc lái khá đơn giản, chúng tự động kích hoạt ở phía mà tay lái được quay, hoặc nơi đèn Signal được kích hoạt. Khi người lái đưa vô lăng về giữa hoặc tắt đèn xi nhan, đèn vào cua sẽ tắt. Mục đích là để chiếu sáng tạm thời khu vực theo hướng di chuyển của xe. Đèn chiếu sáng góc đã được sử dụng trên ô tô trong nhiều thập kỷ và một số mẫu xe mới vẫn sử dụng chúng cho đến ngày nay.

Đèn pha thích ứng hoạt động như thế nào?

Đèn pha thích ứng hoạt động với bóng đèn gắn trên động cơ Servo (một thiết bị tự động có cảm biến phản hồi để điều chỉnh hành động) và nó cho phép bóng đèn có thể quay tròn.

Kham Pha Cong Nghe Den Pha Thich Ung 1

Khi người lái quay vô lăng hoặc khi các cảm biến phát hiện đường cong, phần mềm sẽ ra lệnh cho phần cứng điều chỉnh bóng đèn cho phù hợp. Khi hướng của xe trở lại thẳng về phía trước, thì bóng đèn cũng vậy.

Một số đèn pha thích ứng theo đường cong cũng thay đổi góc của bóng đèn liên quan đến tốc độ. Khi tốc độ thay đổi, đèn pha hướng lên hoặc xuống nhiều hơn, chiếu ánh sáng gần hơn hoặc xa hơn về phía trước.

Với công nghệ đèn pha thích ứng, cảm biến ánh sáng sẽ chủ động tìm và phát hiện các luồng sáng chiếu tới từ phía trước mũi xe. Đó có thể là ánh đèn pha hoặc đèn hậu của chiếc xe khác đang lưu thông.

Có thể bạn quan tâm: Đánh giá mẫu đèn led ô tô Owleye A360/S2 chuyên dụng cho xe có sẵn bi cầu dựa trên góc độ kỹ thuật.

Khi đó phần mềm sẽ điều khiển tắt chùm sáng cao (chức năng pha) để tránh làm lóa mắt những người lái xe khác. Khi những xe đó vượt qua, cảm biến sẽ bật lại chùm sáng. Nó là một công nghệ tự động, tuy nhiên người lái xe cũng có thể hoàn toàn tự chuyển đổi đèn pha và cốt bằng thao tác của chính mình.

Để nói về đèn pha thích ứng không thể không nói đến hai công nghệ cao cấp được tích hợp đó là Chùm cao tự động (Automatic High Beams) và Dầm dẫn động thích ứng (Adaptive Driving Beams – ADB).

Đây là hai tính năng phải đáp ứng để có thể tạo ra một cụm đèn pha thích ứng đó là tự động chuyển sang đèn chiếu gần và tắt những bóng đèn chiếu luồng sáng trực tiếp vào vật đối diện (trong khi các chùm đèn khác vẫn hoạt động bình thường).

Automatic High Beams

Tự động chuyển đổi đèn chùm cao là cách mà đèn pha thích ứng điều tiết hoạt động của nó. Khi cảm biến phát hiện ra các phương tiện, con người (vật cản) ở đối diện, nếu đèn đang hoạt động ở chức năng chiếu xa (High Beams) nó sẽ tự động chuyển đổi xuống đèn chiếu gần (đèn cốt – Low Beam).

Adaptive Driving Beams – ADB

Adaptive Driving Beams (viết tắt là ADB) hay còn goi với thuật ngữ Việt hóa đó là Chùm đèn lái thích ứng. Đây là công nghệ phức tạp hơn nhiều được trang bị trên các cụm đèn pha led trên một số dòng xe cao cấp như BMW, Audi.

Về cơ bản, công nghệ ADB có thể sử dụng một máy quét quang học để phát hiện ra người đi đường hoặc các phương tiện ngược chiều. Khi cảm biến phát hiện những chiếc xe khác, phần mềm sẽ phản hồi bằng cách làm mờ những dải đèn LED chiếu trực tiếp lên vật cản.

Trong khi đó, các đèn LED không chiếu trên các phương tiện khác vẫn duy trì độ sáng đầy đủ. Mỗi đèn LED sẽ tự động điều chỉnh theo vị trí của các phương tiện khác. Bằng cách này, ánh sáng đèn pha vẫn chiếu rõ nét xung quanh những chiếc xe đó, nhưng lượng ánh sáng chiếu trực tiếp lên chiếc xe lại ít hơn và mờ đi.

Công nghệ này thực sự hữu dụng, vì với việc tăng sáng cho đèn pha bằng công nghệ đèn led ô tô thì người lái xe ngược chiều rất dễ bị lóa do cường độ ánh sáng mạnh chiếu trực tiếp vào mắt. Công nghệ này nhằm hạn chế và giảm thiểu rủi ro, tai nạn nhưng vẫn đảm bảo cho chiếc xe có được khả năng chiếu sáng mạnh mẽ nhất.

Mặc dù công nghệ Adaptive Driving Beams rất tuyệt vời là vậy, nhưng nó lại bị cấm ở Mỹ. Đổ lỗi cho FMVSS 108 (Tiêu chuẩn An toàn Phương tiện Cơ giới Liên bang 108) quy định rằng ô tô bán ở Mỹ phải có kiểu chùm tia thấp và tia cao khác biệt. Đèn pha ADB tự động thích ứng với mô hình của chúng và không đáp ứng yêu cầu đó. Nhiều nhà sản xuất ô tô đã kiến ​​nghị NHTSA sửa đổi FMVSS 108 và cho phép sử dụng đèn pha thích ứng của ADB, nhưng hiện vẫn chưa đạt được thỏa hiệp.

Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại đèn pha thích ứng chưa phải là trang bị tiêu chuẩn trên hầu hết các xe ô tô. Trên thực tế, chỉ có một số hãng xe thậm chí cung cấp chúng dưới dạng tùy chọn.

Ví dụ như BMW, họ cung cấp hệ thống đèn pha thích ứng trên một số mẫu xe tiêu chuẩn như 335, 535, 7-series và M-series, với các phiên bản xe khác nó được coi như là một tùy chọn của người dùng, Renault cũng cung cấp chúng như một tùy chọn trên một số mẫu xe, tương tự như vậy Audi và nhiều nhà sản xuất cao cấp cũng cung cấp gói đèn pha thích ứng, tuy nhiên không phải chiếc xe nào cũng được trang bị.

Những mẫu xe được trang bị công nghệ đèn pha thích ứng hiện nay.

Porsche: Hệ thống đèn năng động của Porsche (Porsche Dynamic Light System – PDLS)

Chevrolet: Intellibeam

Genesis: Hệ thống tạo góc thích ứng (Adaptive Cornering System – ACS)

Mazda: Đèn pha LED thích ứng (Adaptive LED Headlights – ALH)

Ford: Đèn pha Chùm sáng Tự động (Auto High-Beam Headlamps)

Mercedes-Benz: Hệ thống đèn thông minh (Intelligent Light System)

Subaru: Đèn pha phản ứng lái (Steering Responsive Headlights)

Lexus: Hệ thống chiếu sáng phía trước thích ứng (Adaptive Front Lighting System)

Volkswagen: Hệ thống hỗ trợ ánh sáng động hoặc đèn vào góc năng động (Dynamic Light Assist or Dynamic Cornering Light)

Lincoln: Đèn LED Pixel thích ứng (Adaptive Pixel LED Lighting)

Thường thì mỗi một hãng xe có thể sử dụng một thuật ngữ riêng để nói về công nghệ đèn pha thích ứng trang bị trên những mẫu xe của mình. Tuy khái niệm và cách gọi có đôi chút khác biệt nhưng nó hầu như không khác nhau về bản chất của công nghệ chiếu sáng cho ô tô tiên tiến nhất hiện nay.

Thanh Dương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *