Cùng với hệ thống dây an toàn, túi khí ô tô là công nghệ đã góp công cứu sống hàng triệu mạng người trước những vụ tại nạn giao thông hàng năm. Với kỹ thuật ngày càng tiên tiến, ngày nay túi khí ô tô là một hệ thống an toàn tự động không thể thiếu trên mỗi chiếc xe.
Có thể bạn quan tâm:
- Bi led gầm Owleye F301S, phân khúc bình dân giá hấp dẫn
- Giải pháp “độ full led cho xe Fadil” mà vẫn giữ nguyên bản
Hệ thống túi khí trước đây với công nghệ sơ khai hầu như chỉ đảm nhiệm một nhiệm vụ cơ bản đó là làm giảm tác động trực diện khi xảy ra tai nạn thì giờđây công nghệ này đã phát triển một chặng đường dài. Những chiếc xe hiện đại có nhiều loại túi khí khác nhau để bảo vệ toàn bộ cơ thể khỏi tác động của một vụ va giao thông.
Quay lại lịch sử sơ lược về sự ra đời của túi khí ô tô.
Bằng sáng chế đầu tiên cho “đệm bơm hơi” để bảo vệ người lái xe có từ những năm 1950. Đó là điều đã thúc đẩy các nhà sản xuất như General Motors và Ford nghiên cứu các nguyên mẫu túi khí ban đầu của họ.
Tuy nhiên, phải đến những năm 70, công nghệ này mới phát triển thành dạng hiện đại. Đó là sau khi một nhóm kỹ sư đã nghiên cứu và tạo ra hệ thống cảm biến va chạm, đây là nền tảng của công nghệ túi khí mà chúng ta thấy trên ô tô hiện đại.
Ngay sau phát minh này, General Motors đã giới thiệu chiếc Oldsmobile Tornado năm 1973 của họ là chiếc xe đầu tiên có túi khí. General Motors cũng trở thành nhà sản xuất đầu tiên cung cấp tùy chọn túi khí kép cho xe của mình. Vào những năm 90, Ford cũng đã quyết định trang bị túi khí như một thiết bị an toàn tiêu chuẩn cho tất cả các xe ô tô của mình.
Năm 1998, chính phủ Hoa Kỳ bắt buộc phải trang bị túi khí kép cho tất cả các loại xe mới sau đó các hãng xe từ các quốc gia khác đã nghiên cứu và phát triển nối gót. Và cho đến hiện nay, tất cả mọi chiếc xe khi được xuất xưởng đều được trang bị túi khí, đây là điều kiện tiêu chuẩn an toàn bắt buộc đối với một chiếc xe khi lưu thông trên đường.
Nghĩ đơn giản về cách túi khí hoạt động.
Túi khí được kích hoạt bởi các cảm biến va chạm giúp phát hiện va chạm khi xe di chuyển nhanh hơn 25 km/h. Những cảm biến này giải phóng khí nitơ vào các túi khí nylon, túi khí này sẽ phồng lên và hoạt động như một lớp đệm giữa người và nội thất xe hơi. Toàn bộ quá trình này mất khoảng 20 đến 30 mili giây , quá trình phồng túi khí có thể nói rằng “nhanh hơn cả cái chớp mát”.
Gần như ngay lập tức túi khí đã căng hơi trước khi người ngồi trong xe nhận ra điều đó. So sánh với công nghệ dây an toàn ra đời trước khoảng 30 năm trước đó thì túi khí chính là vũ khí bổ xung không thể thiếu giúp giảm thiểu các chấn thương đặc biệt là vùng đầu, cổ và ngực.
Bốn loại túi khí ô tô phổ biến.
Các loại túi khí được phân loại dựa trên vị trí của chúng trong xe. Dựa trên vị trí đó, những chiếc túi này bảo vệ các bộ phận khác nhau của cơ thể trong các tình huống khác nhau. Dưới đây là 4 loại túi khí phổ biến nhất mà bạn sẽ tìm thấy trên ô tô.
- Túi khí phía trước: Những túi khí này bung ra từ giữa vô lăng để cứu người lái khỏi tác động trực diện khi va chạm. Đối với hành khách, túi khí phía trước bung ra từ bảng điều khiển.
- Túi khí đầu gối: Những túi khí này triển khai từ bên dưới cột lái để bảo vệ đầu gối của người lái.
- Túi khí bên hông: Túi khí bên triển khai từ các cửa và rất hữu ích trong trường hợp lật xe hoặc va chạm bên.
- Túi khí nóc xe: Những túi khí này bung ra từ nóc xe để bảo vệ đầu của hành khách.
Túi khí phía trước là một tính năng an toàn tiêu chuẩn bắt buộc trong hầu hết các xe được sản xuất từ năm 1994. Các loại túi khí khác được đề cập ở trên thường được cung cấp dưới dạng tùy chọn. Ngày nay, việc tìm thấy một chiếc ô tô có từ 6 đến 9 túi khí là điều khá phổ biến.
Những ý tưởng mới về túi khí ô tô.
Có nhiều biến thể trong thiết kế và công suất của túi khí do các nhà sản xuất khác nhau cung cấp cho các mẫu xe khác nhau.
Chẳng hạn, cuộc thử nghiệm Mercedes-Benz ESF 2009 đã giới thiệu hệ thống túi khí dây an toàn, dây an toàn phồng lên để bảo vệ xương sườn và ngực của hành khách khỏi tác động.
Một số nhà sản xuất cũng đang lên ý tưởng nghiên cứu túi khí bên ngoài để bảo vệ người đi bộ cũng như bên ngoài xe. Vào năm 2012, Volvo V40 là chiếc xe đầu tiên có tính năng này, nhưng chúng ta vẫn chưa thấy tính năng này được ưa chuộng. Điều thú vị là có mẫu xe ý tưởng Toyoda Gosei được bao phủ hoàn toàn bằng túi khí biến nó thành một quả bóng phồng ra bao bọc bên ngoài chiếc xe khi va chạm. Năm 2006, Honda cũng giới thiệu túi khí cho xe máy. Honda Goldwing vẫn là xe máy duy nhất có túi khí.
Và ngày nay, túi khí ô tô là một trong những công nghệ an toàn không thể thiếu, chúng luôn đi kèm với hệ thống dây an toàn. Hàng năm, công nghệ này có thể cứu sống hàng triệu mạng người khi không may họ gặp tại nạn chất chợt mỗi khi lái xe với tốc độ cao, hoặc cũng có thể giảm thiếu những chấn thương nặng cho lái xe.
Tin liên quan
Phụ kiện cho Vf3 và báo giá gói độ Vf3 cho khách hàng, trả góp 0% trong 6 tháng
Gói phụ kiện cho Vf3 có thể kể tên như: đèn pha led, cốp để...
Hướng dẫn thay đèn led cho VF3/ VF5
Dưới đây là nội dung hướng dẫn người sử dụng thay đèn led cho VF3...
MG G50 chuẩn bị ra mắt liệu có soán ngôi Xpander, innova?
Ra mắt đầu tiên vào tháng 6/2024 tại Philippines, MG G50 dự kiến sẽ đến...
2024 rổi có nên mua xe MG không? Câu trả lời tùy thuộc vào người dùng
Dòng xe Mg hiện đang là tâm điểm thu hút rất nhiều sự quan tâm...
Độ bi led gầm 3 màu hay chỉ một màu và nên chọn màu nào…
Giữa bi led gầm 3 màu và bi led gầm 1 màu có những đặc...
Người dùng đánh giá thực tế Toyota Yaris Cross 2024 sau 5 tháng sử dụng
Toyota Yaris Cross 2024 có hai phiên bản bao gồm Yaris Cross S bản chạy...